Chưa phân loại

Chưa phân loại

Mẹ nên làm gì khi bé bị tiêu chảy do dùng kháng sinh
Mẹ nên làm gì khi bé bị tiêu chảy do dùng kháng sinh

Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ nhỏ bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh để điều trị các bệnh liên quan đến vi khuẩn. Đây là một tác dụng phụ không mong muốn của kháng sinh. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi và có thể xảy ra với bất kỳ loại kháng sinh nào. Để đối mặt với việc trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh, Ezyms cung cấp đến mẹ một số thông tin dưới đây.

Tại sao bé bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh?

Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng để điều trị các chứng bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc hoạt động theo nguyên lý ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Khi sử dụng kháng sinh liều cao hoặc kéo dài, những vi khuẩn có lợi trong hệ vi sinh đường ruột cũng sẽ bị tiêu diệt. Việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là “thời cơ” rất tốt để các vi khuẩn có hạ còn lại tấn công gây tổn thương niêm mạc ruột và khiến bé bị tiêu chảy.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Có 2 nhóm vi khuẩn là có lợi và có hại. Trong đó, đường ruột của trẻ chứa hàng triệu vi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa thức ăn. Trong điều kiện bình thường, vi khuẩn có hại không gây bệnh được do vi khuẩn có lợi lấn át. Nhưng khi uống kháng sinh, các vi khuẩn có lợi cũng sẽ bị tiêu diệt cùng với vi khuẩn có hại. Đó chính là nguyên nhân gây tiêu chảy.”

 

Kháng sinh có thể tiêu diệt cả các lợi khuẩn có trong hệ tiêu hóa
Kháng sinh có thể tiêu diệt cả các lợi khuẩn có trong hệ tiêu hóa

Biểu hiện của bé như thế nào khi bị tiêu chảy do dùng kháng sinh?

Bố mẹ cần theo dõi, quan sát kỹ các biểu hiện tiêu chảy của con để phân biệt chính xác tiêu chảy do sử dụng kháng sinh hoặc tiêu chảy do các nguyên nhân khác. Một số biểu hiện của trẻ tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh bố mẹ có thể tham khảo dưới đây:

  • Từ sau khi sử dụng kháng sinh từ 2 – 9 ngày, hoặc ngay cả sau khi đãng ngừng sử dụng, trẻ có biểu hiện sôi bụng, đau và chướng nhẹ.
  • Trẻ đi ngoài lần trong ngày, có thể lên tới 15 – 20 lần/ngày.
  • Phân lỏng lẫn nhầy hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, phân có bọt, phân sống, không thối, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi có lẫn máu và chất nhầy.
  • Trẻ phải dùng sức rặn mỗi lần đi đại tiện.
  • Vùng hậu môn của trẻ có thể bị hăm đỏ (do tính chất axit của phân).
  • Vi khuẩn có hại tăng sinh quá nhanh có thể gây ra các triệu chứng của viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc. Điển hình như: Sốt cao, buồn nôn và nôn mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng có máu hoặc mủ.
Mẹ cần quan sát phân của bé để biết tình trạng tiêu chảy
Mẹ cần quan sát phân của bé để biết tình trạng tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy do dùng kháng sinh, mẹ cần làm gì?

  • Nếu tình trạng tiêu chảy của bé ở thể nhẹ, mẹ có thể yên tâm hệ tiêu hóa của bé sẽ cải thiện sau vài ngày khi dừng kháng sinh. Tuy nhiên mẹ vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ nước và dinh dưỡng của bé.
  • Với trường hợp tiêu chảy nặng, mẹ nên dừng kháng sinh đang uống. Hãy xin ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc cho bé đi thăm khám tại các cơ sở y tế.
  • Lưu ý cho bé uống đủ nước. Có thể sử dụng dung dịch oresol. Không sử dụng nước quả hay các đồ uống có gas sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh nhẹ nhàng vùng quanh hậu môn cho bé. Có thể sử dụng các loại kem chống hăm để giảm đau rát, khó chịu cho bé.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày của bé. Chế biến các món ăn, thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp….
  • Bổ sung men tiêu hóa, vi sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Bù nước và dinh dưỡng tốt là nền tảng của việc cải thiện tiêu chảy
Bù nước và dinh dưỡng tốt là nền tảng của việc cải thiện tiêu chảy

E-zyms Kid, men tiêu hóa hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả.

Thành phần của E-zyms Kid cũng vô cùng vượt trội với 100% nguyên dược liệu được nhập khẩu từ Châu Âu. Men tiêu hóa này cũng được sản xuất tại một trong những nhà máy lớn nhất Việt Nam, bằng công nghệ tiên tiến nhất.

  • Digezyme là phức hợp gồm 5 enzyme thiết yếu của cơ thể. Những enzyme này được chính hệ tiêu hóa tiết ra ở các cơ quan như tuyến nước bọt, gan, tụy, mật… Cụ thể:
  • Amylase là enzyme có khả năng thủy phân tinh bột thành đường Glucose để cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng.
  • Protease phụ trách cắt nhỏ protein trong thức ăn thành dạng amino acid.
  • Cellulase phân giải chất xơ có trong thực phẩm như rau xanh hay hoa quả.
  • Lactase là enzyme ở thành ruột non, có vai trò phân giải lactose có trong sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Lipase vận chuyển, xử lý các chất béo có trong các thực phẩm được đưa vào cơ thể.

Tác dụng của các enzyme này giúp giảm bớt áp lực mà dạ dày đang phải gánh chịu, bổ sung enzyme mà cơ thể thiếu hụt, thúc đẩy hấp thu.

  • Hoạt chất Actinidin độc đáo, chiết xuất từ Kiwi xanh nhập khẩu trực tiếp từ New Zealand. Đây được coi là một enzyme thực vật vô cùng an toàn, giúp tăng cường hấp thu thức ăn và làm rỗng dạ dày.
  • Kẽm Gluconat là dạng hợp chất của kẽm. Cơ thể có thể hấp thu chất này tốt và chúng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kích thích ăn ngon, bảo vệ hệ tiêu hóa.

 

E-zyms Kid là sự lựa chọn hàng đầu của mẹ khi bảo vệ hệ tiêu hóa của bé
E-zyms Kid là sự lựa chọn hàng đầu của mẹ khi bảo vệ hệ tiêu hóa của bé

Liên hệ với chúng tôi

E-zyms Kid tự hào là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ. Men tiêu hóa trẻ em E-zyms Kid đã luôn đồng hàng cùng mẹ bảo vệ hệ tiêu hóa bé yêu. Men tiêu hóa E-zyms Kid là một thực phẩm bổ sung giúp cải thiện đường tiêu hóa của trẻ cũng như hỗ trợ điều trị tiêu chảy do dùng kháng sinh.

Các dược sĩ của E-zyms Kid luôn sẵn sàng tư  vấn cho bạn 24/7. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn những giải pháp tốt nhất cho hệ tiêu hóa con yêu.

Bộ đôi Ezyms – Giải pháp ưu việt giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu ở người lớn và trẻ nhỏ

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem điểm bán gần bạn nhất TẠI ĐÂY

Hoặc bạn có thể liên hệ mua hàng bằng cách gọi ngay đến số tổng đài 1800 9229 (miễn cước phí) hoặc truy cập đặt hàng TẠI ĐÂY. Ngoài ra khi mua online, bạn sẽ được hỗ trợ giao hàng nhanh và thanh toán tại nhà.

Ý Kiến Của Bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!X
Mẹ nên làm gì khi bé bị tiêu chảy do dùng kháng sinh